MIM-14 Nike Hercules
MIM-14 Nike Hercules

MIM-14 Nike Hercules

Tên lửa phòng không Nike Hercules, ban đầu có ký hiệu SAM-A-25 và sau đó là MIM-14, là một loại tên lửa phòng không (SAM) được sử dụng bởi quân đội Mỹ và NATO cho mục đích phòng không ở tầm trung và độ cao lớn. Nó được trang bị đầu đạn hạt nhân W31, nhưng cũng được trang bị đầu đạn thông thường trong các phiên bản xuất khẩu. Đầu đạn của tên lửa cũng cho phép nó có thể được sử dụng ở vai trò tên lửa đất đối đất, và hệ thống này cũng có thể đánh chặn các tên lửa tầm ngắn.Hercules ban đầu được phát triển như là phiên bản nâng cấp của tên lửa MIM-3 Nike Ajax cũ hơn, cho phép nó có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân để có khả năng đánh chặn các mục tiêu bay siêu âm ở độ cao lớn. MIM-14 Nike Hercules có kích thước lớn hơn nhiều MIM-3 Nike Ajax với hai tầng đẩy nhiên liệu rắn, giúp tăng tầm đánh chặn lên gấp ba lần so với Ajax. Việc phát triển MIM-14 bắt đầu từ năm 1958, ban đầu dự định trang bị tại các căn cứ mới, nhưng sau đó, nó sử dụng cùng căn cứ với Ajax. Ở thời kỳ đỉnh điểm, nó được triển khai ở 130 căn cứ tính riêng trên đất Mỹ.Hercules được cho là có thể vận chuyển, nhưng việc di chuyển cả khẩu đội tên lửa là một hoạt động quy mô và cần phải tiến hành xây dựng đáng kể tại khu vực phóng tên lửa. Suốt quãng thời gian hoạt động, các kỹ sư đã dành nhiều nỗ lực để phát triển các cấu kiện điện tử bán dẫn để thay thế cho việc sử dụng các ống chân không trên các tên lửa Ajax có từ những năm đầu 1950s, cùng với nhiều phiên bản phóng từ bệ phóng di động khác nhau. Không có phiên bản nào được hoàn thành, do quân đội Mỹ tỏ ra ủng hộ hệ thống phóng tên lửa MIM-23 Hawk cơ động hơn nhiều. Dự án phát triển khác để chế tạo một hệ thống phòng thủ tên lửa, dựa trên MIM-14 Nike Hercules, về sau đã trở thành thiết kế LIM-49 Nike Zeus. Hercules là loại tên lửa cuối cùng do nhóm thiết kế Nike của phòng thí nghiệm Bell thiết kế, và đi vào trang bị cho quân đội Mỹ. Những thiết kế của nhóm này về tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng thủ Zeus đã không bao giờ được triển khai, và những thiết kế tên lửa phòng không thay thế cho MIM-14 Nike Hercules về sau do những nhóm thiết kế khác đảm nhận.Hercules vẫn là tên lửa phòng không chủ yếu của Mỹ cho đến khi tên lửa MIM-104 Patriot ra đời vào những năm 1980s. Độ chính xác đánh chặn của Patriot cao hơn Hercules nhiều, dẫn đến việc nó không cần trang bị đầu đạn hạt nhân. Nike Hercules do đó cũng là loại tên lửa phòng không mang đầu đạn hạt nhân cuối cùng của Mỹ. Hệ thống phòng không Hercules cuối cùng triển khai tại châu Âu đã dừng hoạt động vào năm 1988, mà chưa từng được thực chiến.[4]

MIM-14 Nike Hercules

Tầm hoạt động 90 dặm (140 km)
Hệ thống chỉ đạo Dẫn đường theo lệnh
Tốc độ lớn hơn Mach 3,65 (2.778 mph; 4.471 km/h)
Đầu nổ ban đầu được trang bị đầu đạn hạt nhân Mark 7 (2,5 hoặc 28 kt)[1](tr52)[cần kiểm chứng] sau được trang bị đầu đạn hạt nhân W31 2 kt (M-97) hoặc 20 kt (M-22)[2](tr45) hoặc đầu đạn nổ mạnh T-45 nặng 1.106 pound (502 kg) chứa 600 pound (270 kg) Thuốc nổ mạnh HBX-6 phân mảnh M17.
Chiều dài
  • hơn 41 foot (12 m)
  • tầng 2: 26 foot 10 inch (8,18 m)
Loại Tên lửa phòng không
Khối lượng 10.710 pound (4.860 kg)
Sải cánh
  • 11 foot 6 inch (3,51 m) booster
  • 6 foot 2 inch (1,88 m) second stage
Nhà sản xuất
Động cơ Tầng khởi tốc:
  • Cụm động cơ tên lửa nhiên liệu rắn Hercules M42 (4× M5E1 Nike) sinh lực đẩy 978 kN
  • Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn Thiokol M30 tạo lực đẩy 44,4 kN
Đường kính
  • tầng khởi tốc có đường kính 31,5 inch (800 mm)
  • tầng hai: 21 inch (530 mm)
Trần bay 100.000 foot (30.000 m)[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: MIM-14 Nike Hercules //www.amazon.com/dp/B00UTQOB3C http://www.astronautix.com/n/nikehercules.html http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1962/1... http://www.themilitarystandard.com/missile/nike/in... http://libarchstor.uah.edu:8081/repositories/2/res... //lccn.loc.gov/2005364289 //lccn.loc.gov/96036508 http://oai.dtic.mil/oai/oai?verb=getRecord&metadat... http://www.mda.mil/global/documents/pdf/zeus.pdf http://www.designation-systems.net/dusrm/m-14.html